Blogs

THANH NIÊN MỸ THUẬT MẶC VIỆT CỔ PHỤC ĐẾN TRƯỜNG

𝐁𝐚̆́𝐭 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐦𝐚̣̆𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐨̂̉ 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠

Hôm đấy, đang ngồi lái chữ cho Wingo thì hai đứa tự nhiên bảo:
- 𝑀𝑎𝑖 𝑏𝑜̣𝑛 𝑒𝑚 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑛𝑔𝑢̃ 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 đ𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑎̂́𝑦!
- 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑎̀?
Tôi giả vờ tỏ vẻ không quan tâm, rồi đúng hôm đấy, cùng bạn photo âm mưu mai phục ở trường, bắt cóc hai đứa đem đi chụp luôn.

Nếu nói về việc một brand như Wingo lại lên tiếng về vấn đề Nam sinh mặc Việt cổ phục đến trường - một vấn đề đang được mang ra tranh cãi nhiều ngày nay, thì hẳn nhiều người sẽ nói chúng tôi đang "đu trend", "thôi tập trung bán đồ đi". Thế nhưng, bản thân tôi là một người yêu thích văn hóa Việt, và nghĩ rằng chia sẻ ở đây sẽ lan truyền tới nhiều người hơn, nên xin phép mượn Wingo một buổi để chia sẻ về vấn đề này.

Tôi nghe những người phản đối nói như này:
"𝗩𝘂̛̀𝗮 𝗻𝗼́𝗻𝗴, 𝗹𝗮̣𝗶 𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗺 𝗿𝗮̀, 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝘁 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛̣𝘁" - Ngũ thân có form rất rộng rãi, phần tay chẽn vẫn đảm bảo gọn gàng, tà áo lại không quá dài. Theo tôi lại thoải mái hơn rất nhiều so với sơ mi, quần tây đóng thùng.
"𝗡𝗵𝗶̀𝗻 𝗴𝗶𝗼̂́𝗻𝗴 𝗺𝗮̂́𝘆 𝗼̂𝗻𝗴 𝗽𝗵𝘂́ 𝗵𝗼̣̂" hay "𝗻𝗵𝗶̀𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ đ𝗶 𝗰𝗵𝘂̀𝗮 𝗰𝗵𝘂̛́ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 đ𝗶 𝗵𝗼̣𝗰" - Mỗi tầng lớp mặc cổ phục sẽ toát lên một phong thái riêng. Tôi thấy việc nam sinh mặc ngũ thân đi sneakers lại mang một vẻ năng động riêng, lại rất phù hợp với môi trường học đường.
"𝗛𝗼̣𝗰 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗻𝗮𝗺 𝗵𝗼𝗮̣𝘁 đ𝗼̣̂𝗻𝗴, 𝗰𝗵𝗮̣𝘆 𝗻𝗵𝗮̉𝘆 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗻𝗲̂𝗻 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗽𝗵𝘂̀ 𝗵𝗼̛̣𝗽" - Chưa bàn đến vấn đề phân biệt giới tính, chúng ta đều thấy rằng ở các trường phổ thông, thời gian nghỉ giữa giờ không quá dài, đồng thời các giáo viên cũng hạn chế các hoạt động mạnh của học sinh trong giờ nghỉ để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo được tốt hơn. Chưa kể, mỗi trường đều có đồng phục thể dục riêng phù hợp.

 

Việc nam sinh mặc áo dài đến trường, nếu thành hiện thực, có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực:
Thứ nhất, giúp mở rộng hiểu biết của học sinh về cổ phục Việt Nam. Nhiều người chỉ biết đến áo dài mà không biết rằng người Việt chúng ta còn có tứ thân, ngũ thân, Nhật Bình, áo tấc,... Chưa kể, nhiều ngày nay, chúng ta thấy trên mạng xã hội rất nhiều thông tin về việc người Trung Quốc nhận áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của mình. 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐯𝐢̀ 𝐯𝐚̣̂𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭, 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐭𝐚̂̀𝐧𝐠 𝐥𝐨̛́𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐭𝐢́𝐧𝐡.
Việc mặc áo dài ở cả nam và nữ vì vậy mang một sức lan tỏa rất lớn.
Hơn nữa, điều này còn giúp giảm thiểu tư tưởng phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ. Việc nữ phải mặc áo dài còn nam thì không ít nhiều phản ánh sự phân biệt đối xử trong cộng đồng, và điều này cần được thay đổi. 2020 rồi, bạn nhỉ?
Tôi tin rằng, khi khoác lên mình tà áo truyền thống, mỗi người đều sẽ tự ý thức mình trong cách hành xử, đi đứng, ăn nói. Chúng ta đều muốn đào tạo nên một thế hệ trẻ "hiểu biết, lịch thiệp, biết cách cư xử", không phải sao?

Ngày mai tôi cũng mặc áo dài đi làm! Wingo nói là làm!